Cách báo cáo hiệu quả Content Fanpage sẽ giúp bạn vận hành hiệu quả hơn. Cùng RealDev tìm hiểu nhé ^^
Chào mọi người, mình đã quay trở lại trong bài viết mới nhất. Thật lòng xin lỗi các bạn vì mình đã vắng mặt khá lâu. Bởi vì bên cạnh việc làm freelancer thì mình đã có một kế hoạch kinh doanh mới nên thời gian gần đây khá là bận rộn.
Nếu như trước đây mình quản trị khá nhiều fanpage thì bây giờ ít lại một chút, và hiện tại thì đang lên chiến lược cho fanpage business của chính mình.
Thú thực thì khi làm cho bản thân thực sự rất khó và mình công nhận là sẽ có những lúc nản, thậm chí “lười” hơn một chút. Một mình làm nội dung, làm hình ảnh, chạy quảng cáo, làm quần quật suốt cả ngày.
Trở lại trong bài viết mới nhất này, vì không muốn mai một “công phu” mình sẽ hướng dẫn các bạn dề xuất báo cáo hiệu quả content fanpage. Công việc này tương đối “nhẹ nhàng” hơn việc “vắt não” sáng tạo nội dung nhưng cần sự chi tiết tỉ mỉ.
Hãy tham khảo nội dung này, chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành một “pro” freelancer content cao giá trong mắt khách hàng.
Sườn báo cáo hiệu quả fanpage
Thực ra thì bạn có rất nhiều yếu tố mà bạn phải quan tâm khi làm report fanpage, thế nhưng đối với những nhãn hàng vừa có 5 yếu tố cần quan tâm khi làm báo cáo fanpage đó chính là:
- Page Performance
- Content Performance
- User feedback
- Media performmance
- Appendix
Thông thường người làm nội dung phải báo cáo các chỉ số này trong vòng một tháng và điều quan trong nhất khi báo cáo chính là bạn phải có một bảng proposal rõ ràng, tươm tất. Càng trình bày “sạch” bao nhiêu, càng chứng tỏ được độ chuyên nghiệp của bạn.
Page Performance
Với Page Performance thì việc lập Content Schedule trong tháng là cực kì quan trọng, để nó được gọn đẹp, mình khuyên bạn nên liệt kê theo tuần (từ tuần 1 đến tuần 4 và các cột tương ứng từ thứ 2 đến chủ nhật).
Sau đó điền các nội dung cần thiết để khách hàng có được cái nhìn tổng quan về nội dung, nó có được lên đúng kế hoạch nội dung trước đó hay không.
Tiếp theo là phần Fanpage Summary, trong 4 tuần đó, bạn cần liệt kê ra số lượng Reach (Tương tác) của các chỉ số như Total Post (Tổng số bài đăng), Promoted Post (Bài đăng chạy quảng cáo).
Sau đó, chia các lượt tương tác này thành Organic Reach (Tiếp cận tự nhiên) và Paid Reach (Tiếp cận trả phí). Đồng thời, bạn không được quên một chỉ số vô cùng quan trọng trong báo cáo đó chính là Engagement (Số lượt tương tác) dĩ nhiên là bao gồm cả Organic Engagment (Tương tác tự nhiên) và Paid Engagement (Tương tác trả phí).
Bên cạnh đó tromg báo cáo, bạn nên chia ra những post content bình thường và content dạng video, content viral để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về trọng số nội dung, mức độ hiệu quả mà nội dung đã mang lại. Từ đó cải thiện kế hoạch và chiến lược content trong tương lai.
Có một chỉ số bạn cần đặc biệt quan tâm trong khi báo cáo đó chính là Post Engagment Rate tức là % của tổng tương tác trên tổng lượng tiếp cận (phần trăm này giúp bạn đo lường được hiệu quả thực sự của content).
Content Performment
Được xem như bảng tóm tắt nội dung đã đăng của fanpage và tổng kết lại một lần nữa 2 chỉ số quan trọng cần đo lường của mỗi post đó chính là Enagment (chỉ số tương tác) và Reach (chỉ số tiếp cận).
Thông thường mình sẽ trình bày trong bảng báo cáo cả nội dung và hình ảnh về những post nổi bật (liên quan tới chiến dịch sale & marketing) để có sự so sánh rõ ràng giữa các nội dung.
User Feedback
Sẽ là một thiếu sót cực kì lớn nếu bạn bỏ qua tình trạng phản hồi của các khách hàng. Những phản hồi đó giúp bạn hiệu chỉnh nội dung và có những chiến lược phù hợp hơn. Vậy có những yếu tố nào bạn cần đo lường và quan tâm? Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên:
- Bình luận từ các bài viết trên fanpage, lưu ý đến những bình luận đánh giá sản phẩm, dịch vụ cũng như những feedback phàn nàn từ phía khách hàng.
- Để lại đánh giá trên trang chủ hàng ngày
- Những tin nhắn được gửi từ phía khách hàng
Thông thường những thông tin đó có thể là:
- Tương tác bằng cách gắn thẻ bạn bè, người thân với các bài viết vui nhộn và hợp thời trang
- Quan tâm đến hương vị đa dạng của sản phẩm
- Hỏi thông tin về cách đổi quà từ chương trình khuyến mãi của sản phẩm
- Hỏi thông tin về việc tặng quà của minigame
- Yêu cầu trở thành nhà phân phối của sản phẩm
Bạn có thể chụp màn hình và tổng hợp lại những thông tin feedback vào một bảng sheet để khách hàng đễ dàng theo dõi.
Demographic
Biểu đồ này thể hiện đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến, nhóm chính tham gia ở độ tuổi chủ yếu là bao nhiêu, đối tượng mà fanpage truyền thông có đang thu hút đúng nhóm phân khúc đó.
Và bảng Demographic phải được báo cáo ở cả dạng content chữ và content video.
Kết
Bạn thấy đấy, để quản trị một fanpage một cách chuyên nghiệp quả thật không đơn giản.
Ở bài viết này mình đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể báo cáo đầy đủ cho khách hàng khi nhận một job content freelancer.
Mẫu báo cáo nội dung này mình đã viết sẵn, gồm 21 slide chứa những nội dung mà mình đã giới thiệu đến bạn.
Nếu cần sự giúp đỡ hoặc muốn nhận mẫu báo cáo nội dung, hãy chia sẻ bài viết này và để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ bạn.
Và cuối cùng, không quên chúc bạn trở thành một freelancer chuyên nghiệp và sớm làm chủ cuộc đời mình.
Bài viết rất hay, cảm ơn Tác giả. Tác giả cho mình xin mẫu báo cáo với nha.
Bài viết rất hay, cảm ơn Tác giả., nếu có thể chia sẻ mẫu báo cáo nội dung thì mình rất cảm ơn bạn. mình có để email bên dưới: yihetang.9@gmail.com