Kịch bản Livestream triệu view chốt đơn liên tục liệu có dễ

Xây dựng kịch bản livestream chuyên nghiệp và chốt được nhiều đơn hàng như thế nào? Theo dõi bài viết này để tuhoccotent hướng dẫn bạn nhé!

Kịch bản Livestream triệu view chốt đơn liên tục liệu có dễ là nhu cầu của tất cả các người Bán hàng trên Livestream. Nhưng không phải ai cũng làm được. Vậy cách làm ở đây là gì.? Cùng RealDev tìm hiểu nhé ^^

Livestream là một hình thức bán hàng/ quảng bá sản phẩm, thương hiệu có sự công phá doanh thu dữ dội.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhiều trang phát livestream đạt hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người xem khiến doanh số gia tăng đáng kể trong khi livestream của bạn chỉ có vài lượt xem?

Một số người cho rằng chỉ cần livestream là có thể bán được hàng, thì mình tin chắc họ đã sai lầm.

Bằng chứng là khi nhỏ bạn thân của mình cật lực stream nhưng không thu về một đơn nào, trong khi sự trợ giúp từ kịch bản livestream của mình đã cứu nó một bàn thua trông thấy.

Theo mình, ngoài chất lượng hình ảnh, âm thanh khi livestream thì khâu kịch bản là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn đang có ý định đảo ngược tình trạng ế ẩm, livestream mà không bán được hàng, thì bài viết này sẽ giúp bạn cứu vãn doanh số.

Có thể bạn quan tâm: 10 tips xây dựng nội dung fanpage tăng reach tự nhiên, giảm chi phí ads

Mục đích livestream

Trước khi xây dựng kịch bản livestream thì khâu xác định mục đích là vô cùng quan trọng. Có người livestream chỉ để branding “chạy đà” cho chiến dịch truyền thông sắp tới, một số lại muốn kiếm được “triệu đơn” thông qua livestream.

Từ các mục đích này mình sẽ giúp nó xây dựng nội dung kịch bản khác nhau, để cuối cùng khi video livestream lên sóng thì mục tiêu doanh thu hoặc nhận diện thương hiệu cũng hoàn thành.

Tùy vào mục đích live mà người viết sẽ có ý tưởng kịch bản khác nhau, mình ví dụ:

Bạn của mình sau một thời gian kiếm được kha khá nhờ xây dựng kịch bản stream đúng hướng. Nay bèn bảo mình thay đổi nội dung kịch bản để quảng bá hình ảnh, khuếch trương uy tín, thu hút các khách hàng đại lý.

Dạng kịch bản này đòi hỏi có một micro/macro influencer để tăng độ tin tưởng trên trang và kéo traffic từ fan của họ một cách hoàn hảo. Theo dõi tiếp phần dưới đây, mình sẽ giúp bạn chọn được một “gương mặt đại diện” phù hợp với video livestream của mình.

Đại diện livestream

Người livestream đóng vai trò cực kì quan trọng trên trang, họ là nhân tố giúp video của bạn thu hút nhiều lượt xem, chốt được các đơn hàng và củng cố hình ảnh thương hiệu một cách nhanh chóng.

Trong kịch bản livestream, bạn cần xác định ai là người cầm trịch giới thiệu sản phẩm, ai là người mẫu đại diện, ai là người tư vấn, chốt đơn và phân công nhiệm vụ của họ thật phù hợp.

Khi tiếp sức cho nhỏ bạn thân trong lĩnh vực kinh doanh, mình được tiếp xúc với nhiều dạng KOLs khác nhau. Trong lần thực hiện chiến dịch branding BST mới bên nó, mình được làm quen với nhiều cô diễn viên hạng a như TD, TC, DCL,…

Nhờ những gương mặt sáng giá đó mà cộng đồng người Việt sinh sống tại nước ngoài, đặc biệt là ở Hoa Kì biết đến thương hiệu của nó mà đặt hàng “mát tay” luôn.

Tuy chi phí để các macro KOLs livestream có phần đắt đỏ, nhưng so với doanh thu từ chiến dịch cùng tiếng thơm trong ngành, thì xem như xứng đáng.

Đối với các chiến dịch livestream giới thiệu sản phẩm thường xuyên, bạn chỉ cần mời những KOLS tầm trung, có khả năng livestream linh hoạt.

Tuy nhiên nên nhớ một điều, người livestream cũng giống như bộ mặt của cửa hàng/ doanh nghiệp.

Một bộ mặt sáng, thân thiện và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được tình cảm và niềm tin từ phía khách hàng.

Tổ chức livestream

Kịch bản livestream không chỉ bao gồm nội dung live, mà nó còn bao gồm nhiều khâu khác nhau như điều phối công việc, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng và sắp xếp nhân sự, phân bố sản phẩm.

Nhiều người hỏi mình, có thể tự tổ chức livestream được không? Thì câu của mình là, không gì là không thể.

Tuy nhiên bạn nên để ý những yêu cầu cơ bản sau đây và chỉ tự tổ chức livestream khi:

  • Đã có kinh nghiệm tổ chức livestream nhiều lần
  • Sở hữu đội ngũ nhân sự để điều phối công việc
  • Có kịch bản livestream rõ ràng
  • Hoàn tất việc chuẩn bị mẫu mã, hàng hóa, dịch vụ
  • Sử dụng hoàn chỉnh các thiết bị

Nhất là đối với những bạn livestream lần đầu, khâu chuẩn bị phải thật sự chu đáo. Mình từng thấy nhiều bạn tự livestream, bị khớp trước máy quay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán hàng.

Lời khuyên cho các bạn là, giục tốc bất đạt. Thay vì vậy hãy cố gắng chuẩn bị khâu trước live thật chuyên nghiệp, bạn sẽ bất ngờ trước hiệu quả của chiến dịch.

Chương trình khuyến mãi

Không phủ nhận rằng những chương trình ưu đãi là thỏi nam châm hút view hiệu quả. Thế nhưng chương trình giảm giá cũng là con dao hai lưỡi giảm giá trị sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Với kinh nghiệm của mình, các chương trình khuyến mãi, nên được xác định cụ thể trong kịch bản để MC/KOLs có thể nắm bắt những ý chính ngay từ đầu.

Bên cạnh đó, bạn nên có ý tưởng cho chương trình, đó không hẳn là những khuyến mãi cực khủng mà phải thật phù hợp với thời điểm livestream.

Đôi khi các chương trình khuyến mãi chỉ khiến người xem có tâm lý trông đợi, còn quà tặng và đóng gói sản phẩm ấn tượng, sẽ khiến khách hàng có cái nhìn ưu ái hơn.

Mình khuyến kích bạn thực hiện những chương trình boom sale trên stream vào mùa sale như Black Friday, End year.

Ngoài ra, những ý tưởng chương trình tốt, ví dụ gói chăm sóc da, gói tập gym, quà tặng phong thủy… cần được thực hiện lần lượt thay vì chỉ đề cập mỗi giảm giá trong kịch bản livestream.

Thể hiện sự chuyên môn

Đối với đặc thù từng sản phẩm, một chuyên gia hoặc người có tiếng nói, am hiểu về lĩnh vực đó sẽ khiến khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm bạn đang cung cấp.

Trong kịch bản livestream, phần chuyên môn nên bao gồm các nội dung khéo léo, tìm hiểu insight của khách hàng trước khi đưa vào bản chính.

Ví dụ bạn đang kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm, thì sự xuất hiện của một bác sĩ da liễu sẽ khiến các khách hàng tiềm năng quan tâm stream của bạn nhiều hơn.

Với góc nhìn chuyên môn, bác sĩ da liễu cho họ niềm tin, giúp họ trả lời những câu hỏi, đưa ra liệu trình phù hợp, chứng thực độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm để người xem ra quyết định mua hàng, sử dụng sản phâm của bạn.

Giới thiệu sản phẩm

Khi viết kịch bản livestream, bạn cũng không thể bỏ qua khâu xác định điểm USP (Unit Selling Point mình tạm dịch là điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm. Đây chính là ưu thế cạnh tranh khiến khách hàng đánh giá cao sản phẩm của bạn.

Mình ví dụ nhé, hãy thử nghĩ xem điều đầu tiên bạn nghĩ đến thương hiệu Starburcks, Mc Donands, Coffee House là gì? Đó có phải lần lượt là chất lượng cà phê hảo hạng và thuận tiện, giao hàng nhanh chóng và không gian thoải mái?

Đừng quên rằng livestream là cơ hội để bạn khẳng định lại lần nữa giá trị sản phẩm và đặc điểm định vị của thương hiệu, dịch vụ bạn cung cấp.

Thêm ngay USP (Unit Selling Point) vào kịch bản và tô màu những ý chính này để MC/ người livestream có thể nắm bắt và giới thiệu.

Tránh lỗi lặp từ khi stream

Khi xem livestream, mình tin rằng không chỉ bản thân mà hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi người live thường lặp đi lặp lại một cụm từ, hoặc một câu nào đó.

Để tránh được điều này, bạn nên kiểm tra kịch bản livestream kỹ càng, chốt hạ những nội dung quan trọng và ghi chú chi tiết để MC/ người live tránh được lỗi đó.

Thường xuyên thay đổi ngôi thứ để video livestream không nhàm chán, thay vì “Mọi người ơi” thì bạn có thể đề cập, đổi ngôi thứ trong kịch bản như là “Các bạn ơi” “Cả nhà ơi”,…

Thay vì sử dụng câu khẳng định, bạn có thể đặt các câu hỏi phủ định, câu cảm thán để tăng độ linh hoạt cho kịch bản và không làm người xem nhàm chán.

Tuyệt chiêu “câu view” đến phút cuối

Không phủ nhận rằng hiện tại livestream có nhiều biến thể khác nhau, hoặc trực tiếp quay và phát sóng, hoặc quay trước rồi phát sóng video dưới dạng trước tiếp sau.

Nhưng tụ chung các thống kê doanh số và hiệu quả mà livestream mang lại đều đạt con số khủng. Đó cũng chính là lí do khiến nhiều người vận dụng “chiêu trò” và câu view đến phút cuối.

Nhưng làm sao để chiêu trò đó hiệu quả thì không ai tự động “dâng” đến tai bạn. Vậy nên mình đã cẩn thận thu thập những thông tin về việc câu view này, chắc chắn bạn sẽ cần đến:

– Chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những fan cứng xem đến cuối livestream

– Chỉ công bố kết quả mini game vào cuối tream và dành cho những người đang có mặt.

– Phân bổ mini game, loại hình mini game hợp lý ở đầu/ giữa và cuối stream để khuấy động chương trình.

Mẫu kịch bản livestream chuyên nghiệp

Trong quá trình làm việc, mình có tích lũy được một số mẫu kịch bản livestream đều đã đi vào thực thi thực tế (do mình và bạn bè trong ngành thực hiện). Tuy nhiên vì bảo mật, nên mình không thể công bố công khai.

Nếu có nhu cầu hỗ trợ, bạn có thể comment trực tiếp dưới bài viết này, mình sẽ toàn tâm giúp đỡ với khả năng đang có.

Cuối cùng, đừng quên like, share để mình có động lực thực hiện các bài viết tiếp theo nhé các bạn!

Tâm sự mỏng

Hi các bạn, hiện tại mình nhận được rất nhiều comment & tin nhắn chờ gửi mẫu kịch bản livestream. Ngoài viết blog thì mình còn có công việc chính và 1 số dự án phụ nữa. Rất xin lỗi vì đã phản hồi chậm đến mọi người.

Bạn có thể thông cảm vì mình thuộc kiểu người nội tâm, thích đọc, thích viết và không trực chiến trên các kênh social thường xuyên để trả lời kịp thời hết cho mọi người được.

Những ngày gần đây, vì “job đè đầu cưỡi cổ” mình lại không có thời gian check tin nhắn của từng người. Thế là sinh ra 1 số chuyện không hay như tin nhắn nói mình “chảnh chọe”,….

Thế nhưng không ai hiểu, sau mỗi bài viết của mình, sau mỗi kịch bản của mình là những ngày mình phải “mài đít” viết đến kiệt sức.

Nếu muốn nhận được mẫu kịch bản livestream nhanh hơn, bạn cứ có thể share bài viết này lên facebook cá nhân để ở chế độ công khai rồi gửi link share cho mình kèm với email của bạn, mình sẽ gửi kịch bản livestream mẫu đến bạn.

Những lượt share của bạn xem như món quà tình thần ủng hộ mình trên hành trình chia sẻ những kiến thức thực tế, những tài liệu đã đi vào thực tiễn chứ không phải là chém gió như các “thầy bà” khác.

Thân ái.

5/5 - (2 Yêu thích)

Bài đăng cùng Series

Trả lời

Click vào Comment nhanh ở dưới để chia sẻ suy nghĩ của Bạn.

Bài viết về marketing rất chi tiết và chất lượng.Tôi đã học được nhiều kỹ thuật mới từ bài viết này.Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức quý báu về marketing.Bài viết giúp tôi hiểu rõ hơn về cách thức làm marketing.Cảm ơn bạn vì những kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết.Nội dung marketing rất hữu ích cho công việc của tôi.Tôi đã áp dụng các chiến lược từ bài viết và thấy hiệu quả.Bài viết giúp tôi phát triển kỹ năng marketing của mình.Cảm ơn bạn đã cung cấp những thông tin hữu ích này.Bài viết marketing thực sự có giá trị và hữu ích.Tôi đã học được cách làm marketing hiệu quả từ bài viết.Cảm ơn bạn đã chia sẻ những chiến lược marketing.Nội dung bài viết giúp tôi mở rộng kiến thức về marketing.Bài viết thú vị và hữu ích cho công việc của tôi.Cảm ơn bạn vì những gợi ý và kinh nghiệm trong marketing.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đã Copy vào Bộ nhớ tạm