SEO Audit Website | Audit OnPage SEO | Audit OffPage SEO sẽ được RealDev trình bày cho các Bạn hiểu lý do tại sao SEO Audit lại cực kỳ quan trọng. Cùng RealDev tìm hiểu nhé ^^
Audit website là yếu tố quan trọng trong SEO. Đây có lẽ là giai đoạn overview, tức là giai đoạn xem xét lại tổng quan dự án SEO. Vậy đây là các check list để Seoer có thể dựa vào để audit website hiệu quả? Bài viết này RealDev xin chia sẻ đến các bạn các yếu tố nền tảng để thực hiện việc seo audit website nhé.
Nội Dung Bài Viết
SEO Audit website là gì
Seo Audit website là một quá trình đánh giá hiện trạng của website ra sao. Website đã được tối ưu hóa đến đâu rồi? Có đang gặp các vấn đề gì trong SEO không? Trải nghiệm người dùng ra sao? Có đáp ứng được yêu cầu của người dùng không? Và từ đó, đưa ra hướng giải quyết nhằm thúc đẩy thứ hạng của website cao hơn trên công cụ tìm kiếm cũng như trải nghiệm của người dùng.
SEO audit website là công việc định kỳ, tùy vào mỗi seoer, mà định kỳ này có thể là 3 tháng, hoặc 6 tháng hoặc ngắn hơn. Việc này có nghĩa là mình kiểm tra sức khỏe của website nhằm đưa ra giải pháp ngay và hiệu quả.
Đâu là lợi ích của việc Audit website
Việc seo audit website thật sự đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng ở đây RealDev chỉ muốn nói đến 3 lợi ích chính, đó là lợi ích với Google và lợi ích với người dùng, và lợi ích đến chủ website. Xem thêm cách thiết kế website chuẩn SEO
Seo Audit Web lợi ích với Google
Một website tốt, ngày càng chỉn chu về seo onpage và cả seo offpage sẽ là yếu tố được Google đánh giá cao. Mỗi lần Audit website là mỗi lần chúng ta tìm ra những vấn đề chưa tốt nơi website để tìm cách khắc phục, nhằm trở nên “ưu tú” hơn với Google. Như thế, một website luôn chú trọng đến những cảnh báo của Google: không được spam link, có bố cục rõ ràng…. Cũng như thực hiện tốt các check list mà Google đưa ra tiêu chuẩn cho website, sẽ giúp web ngày càng tốt hơn, thứ hạng cao hơn.
SEO Audit đem lại lợi ích trải nghiệm người dùng
Và khi tìm ra các yếu tố mà Google yêu cầu, chúng ta phải hướng đến một yếu tố đem lại sự thành bại trong SEO, đó chính là làm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Và việc audit website sẽ hiểu hơn người dùng muốn gì khi truy cập các từ khóa đã đề ra. Và từ đó, tìm cách cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng tốt hơn, việc này đồng nghĩa với việc trải nghiệm của người dùng.
Lợi ích của SEO Audit website đến chủ doanh nghiệp hay chủ website
Dĩ nhiên, sau khi tối ưu 2 yếu tố trên, lợi ích từ việc audit website đem lại đó chính là giúp cho doanh nghiệp đạt được những gì mình mong muốn: cung cấp thông tin, cung cấp sản phẩm dịch vụ, và bán được sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng. Đây là yếu tố cuối cùng mà SEO đem lại.
Nội dung chính để audit website là gì?
Biết được SEO Audit website là gì, lợi ích của nó đem lại và bạn rất muốn thực hiện nó, và thực hiện bằng cách nào? Đâu là điểm bắt đầu cho việc Audit website. Sau đây, RealDev sẽ chia sẻ đến các bạn 5 bước để audit website để các bạn biết, sẽ bắt đầu từ đâu. Nào, chúng ta cùng bắt đầu thôi.
SEO Audit website bắt đầu từ Technical
Đúng như thế, SEO audit bắt đầu phải bằng việc kiểm tra tổng thể website qua những yếu tố liên quan đến kỹ thuật, đến công nghệ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng khi bắt đầu thiết kế website chuẩn SEO. Việc kiểm tra Audit Technical sẽ xét xem code website có chuẩn SEO không? Và các yếu tố sau đây:
Tốc độ website
Tốc độ website gần đây đã được Google tính cho thang điểm SEO một cách chính thức. Do đó, kiểm tra website có nhanh sẽ là yếu tố bạn nên nghĩ đến đầu tiên. Với RealDev, thì tốc độ tốt cho một website là từ 70/100 với Mobi và cả Desktop. Và việc kiểm tra này, bạn có thể sử dụng công cụ Pindom hoặc Pagespeed.
https://tools.pingdom.com/fpt/
hoặc developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Hãy kiểm tra website tổng thể và landingpage SEO của mình nhé. Và từ công cụ này, bạn sẽ biết được website bạn đang gặp những vấn đề gì gây ra chậm. Và bộ phận kỹ thuật sẽ giúp cho bạn khắc phục vấn đề này.
Website thân thiện với giao diện Mobi
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh chiếm tỷ lệ đến 90%, và theo thống kê thì việc truy cập website bằng điện thoại, thiết bị thông mình cũng chiếm tỷ lệ cao đến 70%, con số cao hơn rất nhiều người dùng Pc hay Laptop. Do đó, một website chuẩn, thân thiện với mobi bạn cần phải có. Cách kiểm tra, bạn có thể vào link sau:
https://search.google.com/test/mobile-friendly?hl=vi
Vấn đề redirect
Bước tiếp theo, bạn hãy kiểm tra xem, web của bạn có đang redirect 302 không? ở đây, RealDev xin nói sơ qua về redirect 302 là một loại chuyển từ trang này sang này sang trang khác nhưng không truyền tải hết sức mạnh của trang nguồn. Hiểu nôm na, redirect 302 là kiểu chuyển được Google hiểu là chuyển nhà tạm thời. Và như thế, chuyển 301 là kiểu chọn lựa tốt nếu bạn xác định chuyển trang nguồn sang trang đích cách vĩnh viễn.
kiểm tra Http có redirect với https và có “www” đã được redirect 301 về không có “www” chưa? Bản chấn của website chứa www và không có www, http và https theo Google là 2 website hoàn toàn khác nhau. Và Google sẽ đánh giá bạn bị trùng lặp nội dung. Như thế bạn phải chuyển tất cả http sang https 301. Có www sang không có www kiểu 301.
Có cài đặt https hay SSL chưa?
SSL là viết tắt của từ “Secure Sockets Layer”. Đây là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật cũng như truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Và gần đây, Google đánh giá cao việc website có https hay SSL. Và đưa ra cảnh báo “lừa đảo” khi người dùng truy cập vào website không có https.
Robots.txt có chặn google bot không?
Tệp tin robot.txt có tác dụng giúp cho quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm biết được chủ website cho truy cập dữ liệu hay không trên trang hoặc trên tệp nào đó của website. Vì thế, việc kiểm tra file robot.txt có bị chặn những trang hoặc tệp tin ảnh hưởng đến SEO hay không. Hãy kiểm tra kỹ nhé.
Lưu ý các yếu tố trong file Robot.txt
• User-agent: là tên của các trình thu thập dữ liệu.
• Disallow: Được sử dụng để thông báo cho các User-agent không thu thập bất kì dữ liệu URL cụ thể nào. Allow chỉ áp dụng cho bọ tìm kiếm Googlebot: cho phép thu thập dữ liệu trang nào….
• Sitemap: để cung cấp các vị trí của bất kì Sitemap XML nào được liên kết với URL này.
Site map trên website có không?
Sitemap là tệp tin như bản đồ web trong đó chứa các url của website, giúp các bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập được thông tin trên website của bạn.
Trang web có lỗi 404 không?
Lỗi 404 là lỗi không tìm thấy trang web hay url trên trang web. Hay nói cách khác, là trang đó không còn tồn tại. Như thế, nếu website của bạn có nhiều 404. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng 404: người dùng nhập sai địa chỉ, hoặc chính bạn đã thay đổi url mà không chuyển hướng url cũ sang url bạn mới thay đổi. Hoặc chính bạn đã xóa url đó đi….
Lỗi 404 gây ra cho người dùng sự khó chịu, cũng như làm cho Google không nhận định được nội dung trên trang mà người dùng muốn truy vấn… vì thế việc xử lý các trang 404 rất quan trọng. Bạn có thể dùng 301, hoặc khai báo xóa url đó ra khỏi danh sách trong webmaster tool hay Google Search Console.
Web của bạn có bị trùng thẻ heading 1 & heading 2 meta description?
Việc trùng thẻ H1, H2, meta description cũng là yếu tố cần lưu ý. Việc trùng thẻ hay thấy ở các website bán hàng với nhiều trang sản phẩm. Hoặc những trang tin tức trùng thẻ. Ví dụ trang tin tức 1 trùng thẻ h1, h2, và thẻ Meta description với trang 2, trang 3…. Tránh tình trạng trùng thẻ sẽ gúp cho website bạn tốt hơn với Google.
Hình ảnh có thẻ Alt
Đây là một yếu tố lớn, mà ít người biết, và thường bỏ qua vì nó khá lắt nhắt. thiết kế hình ảnh đã đuối rồi, giờ phải chèn thẻ Alt vào hình ảnh. Điều đó thật mất thời gian. Nhưng bạn cứ chèn thẻ Alt vào hình ảnh, chịu khó một chút, thì điều kỳ diệu sẽ đến.
Hình ảnh cần dưới 100 kb?
Tốc đô tải trang ảnh hưởng đến seo, trải nghiệm người dùng. Một yếu tố làm tốc độ tải trang của bạn. Vì thế hình cần phải tối ưu dưới 100kb.
Url cần ngắn gọn.
Url của trang cần ngắn gọn, tránh dài dòng. Google mấy năm gần đây rất thông minh, không như trước. chỉ cần url nói về seo onpage là: “SEO-ONPAGE”, sẽ ngắn gọn, súc tích, Google thích điều này, đừng để dài dòng: “CACH-SEO-ONPAGE-CHO-WEBSITE-HIEU-QUA”. Nó sẽ dài và không tối ưu như url trước đó.
Các thể Heading toàn trang
Việc bot Google đọc trang web của bạn từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, và đọc từ thẻ Title đến thể meta Description, cũng như thừ thẻ h1, h2, h3 và các thẻ tiếp theo, sau đó sẽ là văn bản….vì thế tránh tình trạng thẻ h1,h2,h3 là những từ: xem thêm, tìm hiểu thêm, đọc tiếp, hoặc khách hàng…. Mà thay vào nội dung các thẻ là các từ khóa liên quan đển kiến thức, sản phẩm chính của website.
SEO audit content trên website
Trong những lần thay đổi thuật toán, Google luôn chốt lại một câu bất hủ: hãy làm nội dung của bạn phong phú, chất lượng hướng đến người dùng…. Như thế việc SEO audit website không thể bỏ qua yếu tố check lại content của mình. Sau đây là các check list cho content. Xem thêm cách viết nội dung chuẩn SEO
Bài viết trên website có copy hay không?
Điều tối kỵ nhất trong content đó là copy bài viết của một website khác mà không trích dẫn nguồn. Điều này cho Google thấy website bạn chả có gì ngoài việc “cắp content” và không đem lại giá trị người dùng. Đôi lúc cũng có những bài mình copy y chang, nhưng cần phải để nguồn. Và nếu website bạn chỉ có copy content thì chắc chắn sẽ không được Google ưu ái.
So với đối thủ, nội dung bài viết bạn giá trị hơn?
Google cho 10 kết quả tìm kiếm hiển thị. Và mỗi nội dung có rất nhiều người viết về đề tài đó. Vậy đâu là lý do để content của bạn được Google đánh giá cao và cho lên top? Đó chính là bài viết của bạn phải chất hơn đối thủ. Chất về độ chuyên sâu, chất về độ dài, chất về bố cục…. và đặc biệt, không sai lỗi chính tả trong content.
Loại bỏ những bài viết không giá trị
Những bài viết không giá trị, với Google sẽ là những bài viết không có lượt chia sẻ, lượt xem. Vì thế, cần xem lại website của bạn có những bài viết như thế không? Nếu có, thì có cách xử lý là xóa nó, hoặc 301 về bài viết cùng chủ đề.
Những bài có nội dung trùng lặp trên chính website của mình dublicate internal content
Dublicate internal content là những bài viết trùng lặp, cùng một chủ đề, chúng ta viết 2 đến 3 bài có nội dung tương tự. Hoặc đôi lúc, chính do lỗi code web, sẽ tạo ra 2 bài giống như nhau về nội dung. Hãy xem xét để xóa hoặc 301 về trang chính muốn SEO. Bạn kiểm tra bằng cách vào siteliner.com.
Content của bạn có broken link
Một bài viết tốt là bài viết bao gồm link trỏ về và link out. Vì thế cần kiểm tra content xem link out của bài viết có bị gãy không, nếu có, sửa lại.
Cách kiểm tra: vào Ahref
Phần quảng cáo có nhiều không?
Nếu website có quá nhiều quảng cáo trên website, bạn cần phải xem xét vấn đề này.
Dưới mỗi bài viết, sẽ có để bình luận ở dưới. Và tránh những comment có link là sex, hay cờ bạc….
Tối Ưu Onpage SEO – Page-level optimization
Đây là mục tối ưu Onpage Seo, bao gồm các yếu tố dưới. Bạn có thể tham khảo bài viết về tối ưu onpage.
Còn các check list này, bạn dùng SEO Quake để check các đầu mục dưới đây
Từ khóa SEO có trong thẻ title không?
Title cần chứa các từ khóa cần SEO, nếu chưa có, cần tối ưu lại
Thẻ Meta Description chứa từ khóa và phải hấp dẫn
Thẻ Meta Description chứa từ khóa và phải hấp dẫn, giúp cho tỷ lệ nhập vào bài viết cao.
Từ khóa cần SEO cần phải chứa trong 150 từ đầu tiên của bài viết.
url ngắn ngọn, và các thẻ h1, h2, h3 phải chứa từ khóa liên quan
Audit website cần kiểm tra Backlinks
Đây là câu chuyện rất quan trọng. và mình phải viết. Xem thêm cách xây dựng backlink hiệu quả
Phần lớn backlinks của bạn tới từ trang web liên quan chứ?
Backlink trỏ về trang web này có liên quan đến nội dung của bạn muốn SEO không? Backlink liên quan rất quan trọng, có thể nói quan trọng hơn cả sức mạnh của backlink.
Website của bạn có nhận được link từ các trang uy tín. Các backlink cần phải nhận được các backlink trỏ về phải có DR từ 30 trở lên, nếu nó dưới 30 và không liên quan, thì nên bỏ đi bằng cách disavow.
Hồ sơ liên kết của bạn có đa dạng
Đây là các dạng liên kết với nhiều dạng khác nhau, cũng như các đuôi web khác nhau.
Link của bạn có cân bằng không?
Không thể nào chỉ tập trung trỏ backlink về một vài trang duy nhất hoặc vài trang seo, mà hãy cân bằng bằng việc trỏ link cân bằng về những bài viết khác.
Anchor text thương hiệu/url của bạn có chiếm phần lớn trong hồ sơ backlinks?
Tỷ lệ anchortex của bạn có cân bằng không? Nếu từ khóa có anchortext chỉ là những từ khóa seo, thì cần phải xem lại. Nếu số lượng domain trỏ về website bạn dưới 30 trang, thì con số này cũng không quá quan trọng. nhưng vài trăm domain cũng như vài triệu, thì con số này rất quan trọng, vì thế từ khóa chính xác chỉ dưới 10% là hợp lý.
Lịch sử tăng trưởng backlinks của bạn có đều đặn?
Và đây là yếu tố khá quan trọng, hãy cân nhắc rải đều backlink về thường xuyên, tránh trường hợp lúc nhiều lúc ít, lúc không có.
Tỉ lệ reffering domains & reffering ip có cân bằng?
Tỉ lệ reffering domains không được lớn gấp 2 lần reffering ip
Website có bị tác vụ thủ công?
Cần dùng Google search console để kiểm tra xem có bị google phạt gì không, nếu có thì hãy xem xét để gỡ và tránh.
Tóm kết về Seo Audit Website
Trên đây là những checklist giúp bạn dựa vào đó để Audit website tốt. RealDev cũng tham khảo rất nhiều những chuyên gia trên mạng để có bài viết này. Chúc các bạn Audit website mình tốt nhé.